Hành chính và dân số Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất

Thời Triệu

Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ làm 2 quận Giao ChỉCửu Chân. Bên dưới cấp quận không có đơn vị hành chính khác. Sử sách ghi nhận tại hai quận này có 40 vạn dân thời Triệu[11].

Hai quận Nam HảiQuế Lâm về cơ bản vẫn kế thừa cương vực và hành chính thời Tần. Bên dưới cấp quận là cấp huyện. Riêng Phiên Ngung nằm dưới quận Nam Hải nhưng là kinh đô của nước Nam Việt.

Thời Hán

Xem thêm: Tượng quận

Nhà Hán đánh chiếm Nam Việt năm 111 TCN, chia lãnh thổ Nam Việt làm sáu quận là Nam Hải, Hợp Phố (Quảng Đông), Thương Ngô, Uất Lâm (Quảng Tây), Giao Chỉ, Cửu Chân (miền Bắc Việt Nam) và lập thêm 3 quận mới là Chu Nhai, Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam), Nhật Nam.

Riêng đối với quận Nhật Nam, khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng Bình tới Bình Định)[15]. Vùng đất này được nhập vào lãnh thổ chung với miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay lần đầu tiên sau khi các quan cai trị Giao Chỉ tiến xuống thu phục các bộ tộc phía Nam dãy Hoành Sơn trong thời thuộc Hán và hình thành quận Nhật Nam[15].

Năm 106 TCN, Hán Vũ Đế đặt cử Thạch Đái làm thái thú 7 quận ở lục địa, 2 quận ở đảo (tức đảo Hải Nam), trụ sở đặt tại Luy Lâu, quận Giao Chỉ là quận lớn và quan trọng nhất[15].

Hán thư ghi nhận quận Nam Hải gồm có 6 huyện: Phiên Ngung, Trung Túc, Bác La, Long Xuyên, Tứ Hội, Yết Dương. Quận trị Nam Hải đặt tại huyện Phiên Ngung. Quận Nam Hải thời Hán có 19.613 hộ - 94.253 người.

Quận Uất Lâm gồm có 12 huyện: Bố Sơn, An Quảng, Hà Lâm, Quảng Đô, Trung Lưu, Quế Lâm, Đàm Trung, Lâm Trần, Định Chu, Lĩnh Phương, Tăng Thực, Ung Kê. Quận trị Uất Lâm đặt tại huyện Bố Sơn. Quận Uất Lâm thời Hán có 12.415 hộ - 71.162 người.

Quận Thương Ngô gồm có 10 huyện: Quảng Tín, Tạ Mộc, Cao Yếu, Phong Dương, Lâm Hạ, Đoan Khê, Phùng Thừa, Phú Xuyên, Lệ Phổ, Mãnh Lăng. Quận trị Thương Ngô đặt tại huyện Quảng Tín. Quận Thương Ngô thời Hán có 24.379 hộ - 146.160 người.

Quận Hợp Phố thời Tây Hán gồm có 5 huyện: Từ Văn, Cao Lương, Hợp Phố, Lâm Doãn, Chu Lô với 15.398 hộ, 78.980 người. Thời Đông Hán gồm 5 huyện: Hợp Phố, Từ Văn, Cao Lương, Lâm Nguyên, Chu Nhai với 23.121 hộ, 86.617 người. Quận trị Hợp Phố đặt tại huyện Từ Văn.

Quận Giao Chỉ gồm có 10 huyện: Luy Lâu, An Định, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Tử, Tây Vu, Long Uyên, Chu Diên. Theo Hán thư, quận Giao Chỉ thời Hán có 92.440 hộ - 746.237 người[16][17].

Về trị sở của quận Giao Chỉ, các sách sử cũ của Trung Quốc ghi không thống nhất. Hán thư ghi huyện Liên Lâu đứng đầu, về nguyên tắc đó là quận trị. Sách Giao châu ngoại vực ký cũng chép tương tự. Sách Thủy kinh chú lại xác định quận trị Giao Chỉ là huyện Mê Linh[18].

Quận Cửu Chân gồm có 7 huyện: Tư Phố, Cư Phong, Đô Lung, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết (hay Vô Biên), Vô Biên. Quận trị Cửu Chân đặt tại huyện Tư Phố, thời Vương Mãng đổi gọi Tư PhốHoan Thành. Quận Cửu Chân thời Hán có 35.743 hộ - 166.013 người[16].

Như vậy tổng số hộ tại 2 quận Giao ChỉCửu Chân là 128.122 với 912.250 người. So với thời Triệu, dân số tăng gấp khoảng 2,3 lần.

Còn quận Nhật Nam do nhà Hán mới đặt sau khi đánh chiếm Nam Việt, gồm có 5 huyện: Chu Ngô, Tây Quyển, Lô Dung, Ty ẢnhTượng Lâm. Quận trị của Nhật Nam tại Tây Quyển. Thời nhà Tân, Vương Mãng đổi gọi là Nhật Nam đình. Nhật Nam thời thuộc Hán có 15.460 hộ và 69.485 người[16].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất http://www.ssszx.cn/news/ss4con20140508100809.html http://factsanddetails.com/southeast-asia/Vietnam/... https://www.britannica.com/place/Vietnam/Sports-an... https://www.ducksters.com/geography/country/vietna... https://medium.com/@sushisev/the-rich-history-of-v... https://www.loc.gov/resource/frdcstdy.vietnamcount... https://archive.org/details/vietnam00tuck_0/page/6 https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Nanyue... https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/... https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%BC%A2%E6%9B%B8/...